Kỹ thuật điện tử viễn thông đang là ngành đầy triển vọng của đất nước, nhiều cơ hội cho người học. Ngành này đang dẫn đầu về nhu cầu nhân lực và nó đang dần khẳng định vị thế của mình trong đời sống kinh tế – xã hội. Tuy vậy vẫn còn rất nhiều người chưa rõ về ngành này, vậy điện tử viễn thông là gì?
Danh Mục
Ngành kỹ thuật điện tử viễn thông là gì?
Ngành điện tử viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến, hiện đại của thời kỳ 4.0 để tạo nên các thiết bị vệ tinh, cáp và các thiết bị thông minh khác; nhằm xây dựng hệ thống mạng thông tin liên lạc trên toàn cầu; nó giúp cho việc trao đổi thông tin giữa con người với nhau diễn ra thuận lợi hơn trong điều kiện không gian và thời gian khác nhau. Ngành này hiện nay là một ngành được xem là khá rộng, chia thành rất nhiều lĩnh vực đa dạng như sáng tạo, nghiên cứu; âm thanh hình ảnh; điện tử, mạng viễn thông…
Học kỹ thuật điện tử viễn thông ra làm gì?
Theo thống kê, nhóm ngành Cơ khí – Điện – Điện tử là 1 trong 10 nhóm ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao, đều đặn qua các năm và sẽ còn tăng trong tương lai. Trong đó, số lượng việc làm dành cho các kỹ sư kỹ thuật điện tử – viễn thông sau tốt nghiệp đang ngày càng phong phú; cùng với đó là mức thu nhập cao, ổn định.
Một số vị trí việc làm mà bạn có thể tham khảo khi có ý định theo học ngành này là:
- Chuyên viên thiết kế, tối ưu mạng, quy hoạch mạng tại các công ty viễn thông.
- Chuyên viên tư vấn, vận hành, điều hành kỹ thuật, thiết kế tại đài truyền hình, đài phát thanh…; những công ty chuyên về lĩnh vực truyền thông điện tử; hoặc ở những công ty sản xuất mạch điện tử viễn thông.
- Ngoài ra, có rất nhiều vị trí khác để bạn lựa chọn tùy theo năng lực và sở thích của mình. Nếu bạn là những người trẻ, có đam mê và nhiệt huyết với điện tử viễn thông thì ngành này luôn có rất nhiều cơ hội để bạn học hỏi, nâng cao kiến thức và làm việc trong môi trường năng động.
>>> Xem thêm:
Lợi bất cập hại của thiết bị điện tử thông minh hiện nay
Học công nghệ kỹ thuật điện tử viễn thông cần gì?
Những tố chất cần có
Thông minh năng động
Đây là một ngành rất rộng, đòi hỏi người làm rất nhiều yếu tố, chính vì vậy mà thông minh năng động là không thể thiếu. Bạn cần yếu tố này để sáng tạo, tìm tòi những cái mới từng ngày.
Giỏi ngoại ngữ
Những thông tin tín hiệu, những tài liệu thường được viết bằng tiếng anh. Chính vì đó mà ngành này đòi hỏi bạn cần có tố chất về mặt ngoại ngữ.
Sự kiên trì và nhẫn nại
Đây là yếu tố cần có trong mọi công việc nếu bạn muốn thành công. Do những yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài và tác động dây chuyền trong ngành này, nếu bạn không kiên trì nhẫn nại thì khó có thể giải quyết được sự cố.
Khả năng làm việc nhóm
Đặc tính của ngành này là làm việc theo dây chuyền; mỗi người sẽ là một mắt xích trong dây chuyền này. Chính vì vậy mà khả năng làm việc nhóm là rất cần thiết cho người làm điện tử viễn thông. Bạn muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ tổng; muốn kế hoạch phát triển đúng hướng thì cần rèn luyện khả năng làm việc nhóm của mình.
Kỹ năng giao tiếp
Không chỉ ở ngành này mà bất kỳ ngành nào cũng đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng này giúp cho việc trao đổi công việc giữa các thành viên trong team thuận lợi và suôn sẻ hơn.
Đam mê
Đây là một ngành khó và rộng, tỷ lệ cạnh tranh cũng rất cao. Nhiều người vì nản đã bỏ nghề vì không đáp ứng được yêu cầu công việc. Nên bạn cần có đam mê và yêu thích thì mới có thể theo đuổi đến cùng.
>>> Xem thêm:
Thiết bị vô tuyến là gì? Những quy định lắp đặt thiết bị định vị ô tô
Danh sách các trường đại đào tạo ngành Kỹ thuật ĐTVT
Miền Bắc | Miền Trung | Miền Nam |
Đại học Bách khoa Hà Nội
Đại học Công nghệ – ĐHQG Hà Nội Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông Học viện Kỹ thuật Quân sự Đại học Điện lực Đại học Giao thông vận tải Đại học Kinh tế – Kỹ thuật Công nghiệp Đại học Công nghiệp Hà Nội Đại học Kỹ thuật công nghiệp – ĐH Thái Nguyên Đại học CNTT và truyền thông – ĐH Thái Nguyên Đại học Sư Phạm Kỹ thuật Vinh Đại học Vinh Cao đẳng Công nghệ Hà Nội Cao đẳng công nghiệp Nam Định |
Đại học Bách khoa – ĐH Đà Nẵng
Đại học Khoa học – ĐH Huế Đại học Đà Lạt Đại học Quy Nhơn Cao đẳng Điện lực miền Trung |
Đại học Bách khoa – ĐHQG TP.HCM
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech) Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông – Cơ sở II TP.HCM Đại học Giao thông vận tải TP.HCM Đại học Khoa học tự nhiên – ĐHQG TP.HCM Đại học Quốc tế – ĐHQG TP.HCM Đại học Tôn Đức Thắng Đại học Công nghệ Sài Gòn Đại học Cần Thơ Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng Cao đẳng công nghệ Thủ Đức Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM |